THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM
    • THUỐC TRỪ BỆNH >
      • LÚA, BẮP
      • RAU CỦ QUẢ
      • CÂY ĂN TRÁI
      • CÂY TIÊU
    • THUỐC TRỪ RẦY
    • THUỐC TRỪ SÂU
    • DỤNG CỤ SÂN VƯỜN
  • CÁC BÀI VIẾT
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

THUỐC TRỊ BỆNH CHO LÚA "NẾP CÁI HOA VÀNG"

11/27/2017

 
“Ngoài sử dụng các giải pháp canh tác như chọn giống tốt, vệ sinh đồng ruộng kỹ, chúng tôi sử dụng các dòng thuốc BVTV bằng chế phẩm sinh học như thuốc trừ bệnh Exin 4.5 SC, thuốc phòng trừ rầy Exin 2.0 SC, đồng thời kết hợp dùng phân bón TK-USKOM 699 và siêu kali kẽm để tăng khả năng ngăn vi-rút, nấm, vi khuẩn; tạo bộ lá dày, cứng; bộ rễ mập, khỏe... Như vậy, nếu bệnh thối thân được đưa tới quần thể lúa dưới bất kỳ con đường nào (như qua đất, qua nước, qua không khí) sẽ đều bị các biện pháp của chúng tôi ngăn chặn” - ông Nghiêm Mẫn, Giám đốc Công ty Thiên Đức chia sẻ bí quyết trừ bệnh trên cây lúa.
Picture

Mô hình phòng trừ bệnh trên lúa “nếp cái hoa vàng” bằng chế phẩm sinh học Exin

- Kinh Môn là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông của tỉnh Hải Dương, có lợi thế về nông nghiệp với những cây trồng đặc sản như lúa “nếp cái hoa vàng”, hành ta, sắn dây… Trong đó, mặt hàng “nếp cái hoa vàng” đang nức tiếng gần xa. Thế nhưng, sản phẩm mà huyện Kinh Môn đang từng bước xây dựng thành “thương hiệu mạnh” này lại bị ngáng trở bởi dịch bệnh hại lúa…
- Buổi sáng đầu Đông, nắng bỗng hửng lên trên cánh đồng thôn Duyên Ninh, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương); không gian thôn quê xôn xao, tấp nập lạ thường. Nhiều đại biểu từ trên huyện xuống, từ các xã khác sang để tham quan mô hình phòng trừ bệnh trên lúa “nếp cái hoa vàng” bằng công nghệ sinh học. Đích thân Bí thư Huyện ủy huyện Kinh Môn Nguyễn Thị Bên và Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngung cũng có mặt để tham quan mô hình.
- Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Ngung bày tỏ: Ngoài phát triển các loại cây trồng bề rộng, từ năm 2010 đến nay, UBND huyện chỉ đạo một số xã tập trung xây dựng một số sản phẩm có thế mạnh như hành ta, sắn dây, rau màu, đặc biệt là giống lúa “nếp cái hoa vàng”. Ác nỗi, giống lúa này lại dễ bị thoái hóa, thường xuyên bị chuột cắn phá, đặc biệt là năm nào cũng xảy ra hiện tượng thối thân chưa rõ nguyên nhân. “Nói thật, chúng tôi đã có những hội nghị chuyên đề tìm giải pháp khắc phục ba thách thức nói trên. Việc cải tiến chất lượng giống lúa và diệt chuột thì chúng tôi làm được. Riêng cái bệnh thối thân trên cây lúa thì loay hoay mãi chưa tìm ra biện pháp phòng trừ” - Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn trần tình.
- Bí thư Huyện ủy huyện Kinh Môn Nguyễn Thị Bên giải thích thêm: Các loại sâu bệnh, dịch hại, chuột đồng… rất thích giống lúa “nếp cái hoa vàng”, bởi vì từ thân cây, nõn cây đến đòng non đều rất ngon. Trước đây, khi huyện chưa có chủ trương xây dựng thương hiệu sản phẩm, các hộ dân chỉ cấy rất ít diện tích để ăn. Nay, diện tích toàn huyện có khoảng 450-500ha, nếu không đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, phòng trừ được sâu bệnh, thì rất khó để "nếp cái hoa vàng" vươn xa.
- ​Bí thư Huyện ủy huyện Kinh Môn Nguyễn Thị Bên giải thích thêm: Các loại sâu bệnh, dịch hại, chuột đồng… rất thích giống lúa “nếp cái hoa vàng”, bởi vì từ thân cây, nõn cây đến đòng non đều rất ngon. Trước đây, khi huyện chưa có chủ trương xây dựng thương hiệu sản phẩm, các hộ dân chỉ cấy rất ít diện tích để ăn. Nay, diện tích toàn huyện có khoảng 450-500ha, nếu không đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, phòng trừ được sâu bệnh, thì rất khó để "nếp cái hoa vàng" vươn xa.

Đi tìm “bí quyết công nghệ”

- Ông Vũ Văn Đông, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Kinh Môn cho hay: “Ngay từ năm 2010, khi UBND huyện chỉ đạo xây dựng thương hiệu “nếp cái hoa vàng”, mở rộng diện tích, thì cũng là thời điểm giống lúa này xuất hiện bệnh thối thân chưa rõ nguyên nhân. Chúng tôi xác định đây là bệnh nguy hiểm, đã tiến hành thử nghiệm nhiều loại thuốc BVTV mà chưa thành công. Rất may, chúng tôi đã gặp anh Nghiêm Mẫn, Giám đốc Công ty Thiên Đức, và anh đã có biện pháp xử lý”.
- Ông Vũ Văn Đông, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Kinh Môn cho hay: “Ngay từ năm 2010, khi UBND huyện chỉ đạo xây dựng thương hiệu “nếp cái hoa vàng”, mở rộng diện tích, thì cũng là thời điểm giống lúa này xuất hiện bệnh thối thân chưa rõ nguyên nhân. Chúng tôi xác định đây là bệnh nguy hiểm, đã tiến hành thử nghiệm nhiều loại thuốc BVTV mà chưa thành công. Rất may, chúng tôi đã gặp anh Nghiêm Mẫn, Giám đốc Công ty Thiên Đức, và anh đã có biện pháp xử lý”.
- Có lẽ, bà Nguyễn Thị Thái, ở thôn Duyên Ninh, xã Duy Tân, là người vui nhất. Bà thật thà kể: “Trước đây, năm nào lúa nhà tôi cũng bị chết rũ do thối thân. Bực lắm. Vụ mùa này, nhà tôi có tổng diện tích 1,4 mẫu, được Công ty Thiên Đức cung ứng miễn phí phân bón và thuốc BVTV trên diện tích 9 sào. Lúa tốt và khỏe lắm. Còn 5 sào còn lại không bón, cây lúa bỗng vàng đi, thân thối dần... Vậy là tôi lại làm theo phương pháp mà anh Nghiêm Mẫn hướng dẫn, không ngờ cứu được hết số diện tích bị dịch bệnh. Mọi năm, cố gắng lắm cũng chỉ đạt 1,2 tạ/sào, còn năm nay năng suất tăng lên khoảng 1,8 tạ/sào”.
- Đề cập đến bí quyết trừ bệnh, ông Nghiêm Mẫn, Giám đốc Công ty Thiên Đức tiết lộ: “Ngoài sử dụng các giải pháp canh tác như chọn giống tốt, vệ sinh đồng ruộng kỹ, chúng tôi sử dụng các dòng thuốc BVTV bằng chế phẩm sinh học như thuốc trừ bệnh Exin 4.5 SC, thuốc phòng trừ rầy Exin 2.0 SC, đồng thời kết hợp dùng phân bón TK-USKOM 699 và siêu kali kẽm để tăng khả năng ngăn vi-rút, nấm, vi khuẩn; tạo bộ lá dày, cứng; bộ rễ mập, khỏe... Như vậy, nếu bệnh thối thân được đưa tới quần thể lúa dưới bất kỳ con đường nào (như qua đất, qua nước, qua không khí) sẽ đều bị các biện pháp của chúng tôi ngăn chặn”.
- Kỹ sư Hứa Quyết Chiến, công tác tại Viện Sinh học Nhiệt đới (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), người gần như dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu ra những dòng sản phẩm Exin BVTV bằng công nghệ sinh học bày tỏ: “Lâu nay, chúng ta vẫn thường dùng các loại hóa chất độc hại để diệt sâu bệnh, nhưng diệt hôm nay thì ngày mai nó sẽ tự biến thể và có khả năng kháng thuốc. Chúng tôi không nghiên cứu theo cách “diệt sâu”, mà tìm cách trao cho cây lúa một chìa khóa vạn năng, đó là dùng hoạt chất Salicylic acid đưa vào cây lúa. Nhờ loại hoạt chất này mà cây lúa có khả năng nhận biết được các tín hiệu xâm hại tới mình để tự bảo vệ với phổ rộng hơn. Điều này đã được minh chứng là khi dùng các sản phẩm Exin, cả bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn và gần đây là bệnh thối thân, đều không thể gây hại cho lúa.
- Tuy nhiên rất tiếc là cho đến nay, dòng sản phẩm BVTV bằng công nghệ sinh học do Việt Nam nghiên cứu sản xuất lại chưa được nhiều người biết đến.
Nguồn báo QĐND: "Trị bệnh cho nếp cái hoa vàng"
Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM
    • THUỐC TRỪ BỆNH >
      • LÚA, BẮP
      • RAU CỦ QUẢ
      • CÂY ĂN TRÁI
      • CÂY TIÊU
    • THUỐC TRỪ RẦY
    • THUỐC TRỪ SÂU
    • DỤNG CỤ SÂN VƯỜN
  • CÁC BÀI VIẾT
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ