THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM
    • THUỐC TRỪ BỆNH >
      • LÚA, BẮP
      • RAU CỦ QUẢ
      • CÂY ĂN TRÁI
      • CÂY TIÊU
    • THUỐC TRỪ RẦY
    • THUỐC TRỪ SÂU
    • DỤNG CỤ SÂN VƯỜN
  • CÁC BÀI VIẾT
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI SALICYLIC ACID TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT

1/10/2023

 
​Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, đó như một lời cảnh báo đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Các nhà khoa học đã dần quan tâm đến một môi trường nông nghiệp sạch và bền vững. Đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp: chọn những giống có tính kháng cao, chương trình phòng trừ tổng hợp, nguyên liệu cây sạch ...

Việc sử dụng vi sinh vật đối kháng trong những năm gần đây có vẻ như một giải pháp đầy hứa hẹn. Tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.

Nghiên cứu lai tạo những giống kháng bệnh là một giải pháp có thể là đơn giản nhất và có hiệu quả kinh tế trong việc phòng trừ bệnh, đặc biệt trong những điều kiện canh tác hạn chế hoặc mật độ canh tác cao. Mặc dù tiến bộ này có thể thành công trong nhiều trường hợp nhưng không phải là tât cả. Tính kháng của cây có khuynh hướng bị đổ vỡ trong điều kiện môi trường khác nhau. Sự tương tác rất chặt giữa ký chủ – ký sinh – môi trường là một trong những trở ngại cho việc chọn lọc tính kháng bệnh; kháng côn trùng cho nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp là một biện pháp có hiệu quả sử dụng và kinh tế trong việc phòng trừ bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này thường để lại dư lượng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Lĩnh vực "miễn dịch sinh lý" có thể là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn trong bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường.

SAR - HỆ THỐNG KHÁNG TẬP NHIỄM
Ở cây trồng luôn xảy ra những con đường sinh tổng hợp có thể cho phép cây nhận biết và phản ứng đối với tín hiệu từ môi trường. Con đường này gồm có bộ phận cảm nhận, hormon, thông tin, những biến đổi của gien. Cho đến nay, những hiểu biết về cách truyền thông tin trong cây khi có sự xâm nhiễm của ký sinh vẫn chưa đầy đủ.

Phản ứng siêu nhạy cảm (Hypersensitive reaction) là một trong những biện pháp ngăn chặn sư xâm nhiễm của ký sinh, nó tạo ra một vùng tế bào chết xung quanh điểm xâm nhiễm nhằm hạn chế sự phát triển của ký sinh. Phản ứng bảo vệ này như một tín hiệu cho các bộ phận khác chưa bị xâm nhiễm biết để có phương án phù hợp. Kết quả là toàn bộ cây được chuẩn bị và có thể chống lại sự xâm nhiễm thứ cấp của ký sinh.
Hiện tượng này được gọi là hệ thống kháng tập nhiễm (Systemic Acquired Resistance - SAR), nó có thể tồn tại từ hàng tuần đến hàng tháng sau khi bị xâm nhiễm và có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của nhiều loại ký sinh. Chính đặc điểm này của SAR có thể là một biện pháp đầy hứa hẹn trong việc phòng trừ tổng hợp bệnh cho cây trồng.

VAI TRÒ CỦA SALICYLIC ACID
Mặc dù hiện tượng SAR đã được biết đến từ lâu và cũng đã được thông báo trên nhiều báo cáo khoa học, nhưng sự hiểu biết về cơ chế sự kích thích tính kháng của cây thì còn nhiều hạn chế.
Sự tích tụ Salicylic acid (Sa) dẫn đến kích thích hệ thống SAR đã được nghiên cứu trên cây thuốc lá và một số cây trồng khác. Salicylic acid ngoại bào bắt chước sự xâm nhập của ký sinh kích thích phản ứng trả lời của SAR bằng việc kích thích một nhóm gien của SAR. Salicylic acid ngoại bào cũng đóng vai trò như là một tín hiệu nội bào, phù hợp với những tín hiệu mà SAR nhận được.

Bảng 1: So sánh giữa sử dụng tính kháng và thuốc trị bệnh.
Picture
​Trên đây là những ưu điểm của việc sử dụng các chế phẩm kích thích tính kháng tập nhiễm.
Phổ tác dụng rộng thường bao gồm không chỉ nhiều loại nấm mà còn gồm vi khuẩn, trong nhiều trường hợp còn gồm cả virus.

Tính kháng trong cây khi được kích thích sẽ tồn tại khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, Salicylic acid cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây dẫn đến ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất. Đã có rất nhiều nghiên cứu về việc đưa Salicylic acid vào trong cây nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Một số chế phẩm như INA (2.6 Dichloroisonicotinic acid); DCD (Probenazo và 2.2 Dichloro – 3.3 Dimethylchloropane carboxylic) bước đầu đã có những kết quả rất khả quan.

Được sự hỗ trợ của một số cơ quan khoa học công nghệ, chúng tôi đã thành công trong việc kết hợp Salicylic acid với một số hợp chất và kết quả là đã đưa được Salicylic acid vào trong cây. Dạng Salicylic acid liên kết này đã thể hiện không chỉ hiệu quả phòng trừ bệnh mà còn tránh được các phản ứng phụ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

​Để phù hợp cho từng loại cây trồng và những ký sinh đặc thù, chế phẩm EXIN 4.5 SC và EXIN 2.0 SC đã được ra đời.

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨM
    • THUỐC TRỪ BỆNH >
      • LÚA, BẮP
      • RAU CỦ QUẢ
      • CÂY ĂN TRÁI
      • CÂY TIÊU
    • THUỐC TRỪ RẦY
    • THUỐC TRỪ SÂU
    • DỤNG CỤ SÂN VƯỜN
  • CÁC BÀI VIẾT
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ